QUAY PHIM

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ thì chúng ta sẽ tiến hành quay phim. Về phần này thì chúng ta không chia ra các bước mà chỉ có một công việc chính mà thôi, đó chính là quay bộ phim.

Khi quay thì đừng nên quan trọng về việc quay các cảnh đúng theo thứ tự trong kịch bản, chỉ cần thấy thuận tiện thì có thể quay bất cứ cảnh nào trước cũng được, và cùng một lúc có thể quay nhiều cảnh nếu các cảnh không trùng diễn viên với nhau.

Khi quay cần chú ý một số điều như sau:

1. Khi quay nếu muốn quay gần lại thì không nên sử dụng chức năng zoom mà nên đi lại gần vì khi zoom thì chất lượng phim sẽ bị giảm sút.


2. Khi quay một cảnh thì không nên quanh một phân đoạn dài, mà nên chia ra các đoạn nhỏ để quay, vừa tiết kiệm được bộ nhớ cho máy quay, vừa tiện cho việc chỉnh sửa.

3. Khi quay cần chú ý về yếu tố ánh sáng không nên để cảnh bị quá tối hoặc quá sáng thì sẽ làm bộ phim của chúng ta xấu và mất tính hấp dẫn, nên cố gắng chọn hướng quay có ánh sáng phù hợp, còn không thì nên sử dụng thêm nguồn sáng phụ bên ngoài như đèn, tấm hắt sáng.

Khi quay thì có 3 cỡ cảnh quay:

1. Toàn cảnh: Khi quay toàn cảnh thì nên lấy toàn thân nhân vật không nên để người bị mất chân, mất đầu, ...
Đôi khi muốn quay toàn cảnh rất khó, có thể bạn phải leo lên vị trí cao: 

2. Trung cảnh: Khi quay trung cảnh thì có 2 cách để chọn, một là lấy người từ đầu gối lên, còn lại là lấy bán thân từ bụng lên.

3. Cận cảnh: Khi quay cũng có 2 cách để chọn, một là lấy từ ngực lên, còn lại là lấy từ cổ lên.


Sau khi đã có cỡ cảnh quay rồi thì ta sẽ chọn góc quay phù hợp với mục địch của phân cảnh cần quay:

Thường trong quay phim có một số góc quay cơ bản và thông dụng như sau:

Góc ngang: Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính, nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn bình thường về sự việc đang diễn ra.

Góc cao: Máy quay nhìn xuống mọi vật, mục đích chính là để người xem cảm thấy mạnh mẽ hơn những người và sự vật trong phim hoặc là để hạ thấp nhân vật trong cảnh.

Góc thấp: Máy quay đặt ở dưới nhìn lên, thường để tạo sự tôn trọng hoặc là tạo sự kịch tính tăng diễn biến phim, tạo cảm giác cho thấy tầm ảnh hưởng của nhân vật được tăng lên.
Sử dụng lấy nét cảnh

Ngoài ra có thể sáng tạo ra các góc quay đặc biệt khác, đôi khi đem lại hiệu quả bất ngờ.

Và cuối cùng thì chúng ta còn phải quan tâm đến tính thẩm mĩ của cảnh quay nữa:

Việc bố cục cảnh quay sao cho các sự vật cân đối, ánh sáng hài hòa sẽ tạo ấn tượng cao, thu hút người xem, ngoài ra còn tạo thêm tác dụng gây thêm phần kịch tính, buồn, ...

Và cần chú ý không nên để có những vật khác, thập thò, ló ra, chạy ngang qua màn hình khi quay, không để cây mọc trên đầu nhân vật, hoặc là để cạnh của hậu cạnh đè lên đầu nhân vật,...

Kinh nghiệm:
1. Chúng ta cần đưa vào những cảnh hài hước để gây cười cho khán giả. Đặc biệt nếu thể loại phim của bạn là hài thì yếu tố này rất quan trọng.
2. Cũng có khi nên áp dụng kĩ xảo điện ảnh để làm cho bộ phim hay hơn, nhưng sẽ gây cho anh bạn chỉnh sửa 1 chút khó khăn.
 
Chúc các bạn thành công.!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét